Tuần hành đến Washington Martin_Luther_King

Martin Luther King, Jr. đọc diễn văn Tôi Có một Giấc mơ tại Cuộc Tuần hành vì Quyền Công dân ở Washington, D.C.

King, đại diện cho SCLC, có mặt trong số các nhà lãnh đạo đến từ các tổ chức khác nhau giúp tổ chức cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do năm 1963.

Tại đây, họ đưa ra những thỉnh cầu như chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại trường công, ban hành các đạo luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt màu da trong tuyển dụng, bảo vệ người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo hành của cảnh sát cũng như ấn định mức lương tối thiểu, và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của một uỷ ban của Quốc hội.[27][28][29][30]

Cuộc tuần hành là một thành công vang dội. Hơn 250 ngàn người thuộc các chủng tộc khác nhau đến tham dự, đám đông trải dài từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln đến National Mall và bao kín bờ hồ sóng sánh nước. Cho đến khi ấy, đây là cuộc tụ tập lớn nhất trong suốt lịch sử của thành phố Washington, D.C.[30]Tại đây, King đã dẫn dắt đám đông lên đến các cung bậc cao của cảm xúc khi ông đọc bài diễn văn Tôi có một giấc mơ (I Have a Dream). Cùng với bài Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln, Tôi có một giấc mơ được xem là một trong những diễn từ được yêu thích nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.[31] Ông nói,

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình:
"Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng".
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở thành ốc đảo của tự do và công bằng.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bằng màu da, mà bằng tính cách của chúng.
Hôm nay, tôi có một giấc mơ...

Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do

Bài diễn văn đã đi vào lịch sử và làm tên tuổi của King được biết đến trên toàn thế giới.

Suốt những năm tháng đấu tranh, King thường xuyên viết và đi khắp nơi để diễn thuyết, dựa trên kinh nghiệm lâu dài của một nhà thuyết giáo. Thư viết từ Nhà tù Birmingham năm 1963 là bản tuyên ngôn cảm động về sứ mạng của ông đấu tranh cho sự công chính.[32] Ngày 14 tháng 10 năm 1964, King trở thành nhân vật trẻ tuổi nhất được trao Giải Nobel Hoà bình. Ông được chọn vì những thành quả trong nỗ lực lãnh đạo phong trào phản kháng với mục tiêu đấu tranh nhằm chấm dứt các định kiến về chủng tộc tại Hoa Kỳ.[33]

King và SCLC, với sự hợp tác của SNCC, tổ chức một cuộc diễu hành từ Selma đến thủ phủ Montgomery vào ngày 25 tháng 3 năm 1965. Một nỗ lực trước đó vào ngày 7 tháng 3 đã thất bại khi bùng nổ bạo động giữa đám đông và cảnh sát với những người biểu tình. Ngày ấy được gọi là ngày Chủ nhật đẫm máu. Chủ nhật đẫm máu là ngả rẽ quan trọng trong nỗ lực giành sự ủng hộ của công chúng cho Phong trào Dân quyền. Sau lần hội kiến với Tổng thống Lyndon B. Johnson, King muốn dời cuộc diễu hành đến ngày 8 tháng 3, nhưng nó vẫn được tiến hành mà không có ông. Những đoạn phim ghi lại hình ảnh tàn bạo của cảnh sát được phát sóng toàn quốc đã giúp dấy lên sự phẫn nộ của công chúng.[34]

Cuối cùng, cuộc diễu hành được ấn định vào ngày 25 tháng 3 với sự đồng ý và ủng hộ của Tổng thống Johnson, từ cuộc diễu hành này mà Willie Ricks đã ghi dấu thuật ngữ "Sức mạnh Da đen" (Black Power) trong lòng công chúng.[35][36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Martin_Luther_King //nla.gov.au/anbd.aut-an35116159 http://manhattan.about.com/od/famousnewyorkers/a/m... http://usliberals.about.com/od/patriotactcivilrigh... http://www.africanaonline.com/civil_rights.htm http://www.americanrhetoric.com/speeches/Ihaveadre... http://www.americanrhetoric.com/speeches/PDFFiles/... http://www.cbsnews.com/stories/1998/04/23/national... http://www.cnn.com/2003/US/03/10/sprj.80.1955.park... http://www.famousplagiarists.com/theologyandreligi... http://www.groupm35.com/fernandez/cdte/